Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_phòng_ngự_chiến_lược_Leningrad

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Tướng Erich Höpner và Bộ tham mưu Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) bàn kế hoạch tấn công (tháng 8 năm 1941)

Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) do thống chế Wilhelm Ritter von Leeb chỉ huy, đội hình tương đối ổn định từ đầu chiến tranh. Đến thời điểm mở chiến dịch tấn công Leningrad, Cụm tập đoàn quân này được tăng cường một số sư đoàn cơ giới và bộ binh. Trong các hoạt động quân sự của Cụm tập đoàn quân "Bắc" tại mặt trận Leningrad có sự tham gia của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) trên hướng Tikhvin (Quân đoàn xe tăng 39) và hướng Demyansk (Quân đoàn xe tăng 57). Tổng binh lực từ ngày 10-7 đến khi kết thúc chiến dịch:

  • Tập đoàn quân 18 do thượng tướng Georg von Küchler chỉ huy; thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 42 do trung tướng Hans Graf von Sponeck chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 61 và 217.
    • Quân đoàn bộ binh 26 do thượng tướng pháp binh Albert Vodrig chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 93, 254 và 291.
  • Tập đoàn quân xe tăng 4 do thượng tướng Erich Höpner chỉ huy; thành phần gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 41 do trung tướng xe tăng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy; trong biên chế có:
      • Xe tăng: Các sư đoàn 1, 6 và 8.
      • Cơ giới: Sư đoàn 36.
      • Bộ binh: Sư đoàn 1.
    • Quân đoàn cơ giới 56 do thượng tướng tướng Erich von Manstein (đến 13 tháng 9) và trung tướng Ferdinand Schaal lần lượt chỉ huy; trong biên chế có:
      • Cơ giới: Sư đoàn cơ giới 3 và Sư đoàn cơ giới 4 SS "Polizei".
      • Bộ binh: Sư đoàn 269.
    • Quân đoàn bộ binh 36 do trung tướng Friedrich Wilhelm von Happius chỉ huy; trong biên chế chỉ có Sư đoàn bộ binh 58 chiến đấu trên hướng Leningrad. Các sư đoàn còn lại chiến đấu trên hướng Tallin.
    • Quân đoàn bộ binh 50 được tăng viện đến chiến trường từ ngày 14 tháng 8, do thượng tướng kỵ binh George Lindemann chỉ huy; trong biên chế có các sư đoàn bộ binh 251 và 253.
  • Tập đoàn quân 16 do thượng tướng Ernst Busch chỉ huy; thành phần gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 1 do trung tướng Kuno-Hans von Both chỉ huy; trong biên chế có các sư đoàn bộ binh 11, 21 và 126.
    • Quân đoàn bộ binh 2 do trung tướng Walter Graf von Brockdorff-Ahlefeldt chỉ huy; trong biên chế có các sư đoàn bộ binh 12, 32 và 123.
    • Quân đoàn bộ binh 10 do trung tướng pháo binh Kristian Hansen chỉ huy; trong biên chế có các sư đoàn bộ binh 30 và 290.
    • Quân đoàn bộ binh 28 do trung tướng Moritz von Victorin chỉ huy; trong biên chế có:
      • Cơ giới: Sư đoàn cơ giới 3 SS "Totenkopf" (tiền thân là Sư đoàn cơ giới 36 SS).
      • Bộ binh: Các sư đoàn 96, 121 và 122.
  • Tập đoàn quân xe tăng 3 do thượng tướng Hermann Hoth chỉ huy, tham gia chiến dịch từ ngày 24 tháng 8 đến 24 tháng 9 năm 1941; thành phần gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 39 do thượng tướng Rudolf Schmidt chỉ huy, tham gia toàn bộ chiến dịch với biên chế gồm:
      • Xe tăng: Sư đoàn xe tăng 12.
      • Cơ giới: Các sư đoàn cơ giới 18 và 20.
    • Quân đoàn xe tăng 57 do trung tướng xe tăng Adolf Kuntz chỉ huy, tham gia chiến dịch đến ngày 30 tháng 8 trên hướng Demyansk, trong biên chế có:
      • Xe tăng: Các sư đoàn 16 và 19
      • Cơ giới: Sư đoàn 28.
  • Tập đoàn quân không quân 1 do thượng tướng Alfred Keller chỉ huy; thành phần gồm có:
    • Sư đoàn không quân hỗn hợp 1 do trung tướng Helmut Förster chỉ huy; trong biên chế có:
      • Máy bay ném bom: Các trung đoàn 1 "Hindenburg", 4 "Baben", 76 và 77 được trang bị các máy bay ném bom He 111Ju 88.
      • Máy bay cường kích và tiêm kích bom: Trung đoàn 78 được trang bị các máy bay Ju 87Me 110
      • Máy bay tiêm kích: các trung đoàn 26 "Horst Wessel", 53 "Pik As" và 54 "Grünherz", được trang bị các máy bay Me 110Me 109.
    • Sư đoàn không quân hỗn hợp 8 do trung tướng Gunther Korten chỉ huy, tham gia chiến dịch từ cuối tháng 7 đến 28 tháng 9; trong biên chế có:
      • Máy bay ném bom: các trung đoàn 2 "Holzhammer" và 3 "Blitz" được trang bị máy bay Do 17.
      • Máy bay cường kích và tiêm kích bom: Trung đoàn 2 "Immelmann" được trang bị máy bay Ju 87 và trung đoàn 210 "Hornissen" được trang bị máy bay Me 110.
      • Máy bay tiêm kích: Các trung đoàn 27 và 52 được trang bị máy bay Me 109.
      • Huấn luyện: Trung đoàn huấn luyện được trang bị các máy bay Me 109Hs 123.
    • Các đơn vị trực thuộc tập đoàn quân:
      • Trung đoàn 2 trinh sát tầm xa được trang bị các máy bay Ju 88He 114.
      • Trung đoàn 1 trinh sát khí tượng được trang bị các máy bay He 111He 60.
      • Trung đoàn 125 trinh sát đường không được trang bị máy bay He 50.
      • Trung đoàn 106 vận tải được trang bị máy bay Ju 52.

Kế hoạch

Việc đánh chiếm Leningrad là một trong ba mục tiêu chiến lược của nước Đức Quốc xã trong kế hoạch Barbarossa. Ngày 2 tháng 7 năm 1941, khi tiếp thống chế Wilhelm Ritter von Leeb từ mặt trận về báo cáo tình hình. Adolf Hitler nói với ông này:

Ngài sẽ chiếm được một trong những biểu tượng của cuộc cách mạng rất quan trọng nhất đối với nhân dân Nga trong 24 năm qua và với chiến thắng đó, tinh thần của người Slav trong các trận đánh ác liệt tiếp theo sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Đối với họ, sự sụp đổ của Leningrad hoàn toàn có thể trở thành một thảm họa chưa từng có.

Adolf Hitler[9]

Khi quân đội Đức Quốc xã đã tiếp cận phòng tuyến Luga sau 9 ngày tấn công liên tục mà không gặp phải sức kháng cự đáng kể từ phía quân đội Liên Xô, ngày 19 tháng 7 năm 1941, Adolf Hitler ra Chỉ thị số 33 yêu cầu Cụm tập đoàn quân Bắc phải đẩy nhanh tốc độ tấn công để đánh chiếm Leningrad trong thời hạn sớm nhất.[4]

Tuy nhiên, chỉ một tuần sau, Hitler đã thay đổi cách thức thực hiện kế hoạch. Trong 3 mục tiêu của Kế hoạch Barbarossa, Hitler quyết định chọn mục tiêu KievUkraina trước vì những cánh đồng lúa mì bao la, các khu khai thác khoáng sản và những khu công nghiệp ở Ukraina chính là nguồn lực vậy chất nuôi dưỡng chiến tranh. Mục tiêu tiếp theo là Moskva, trái tim của đất nước Xô Viết. Mục tiêu Leningrad tụt xuống đứng hàng thứ ba. Trong cuộc gặp các thống chế chỉ huy ba cánh quân lớn của nước Đức Quốc xã trên mặt trận phía Đông ngày 30 tháng 7 năm 1941 tại Văn phòng Đế chế, Hitler thông báo rằng ông ta quyết định chọn mục tiêu đánh chiếm toàn bộ Ukraina trước khi tiến đánh Moskva. Chiến dịch đánh chiếm Leningrad cũng bị đình hoãn.[10]

Cùng ngày 30 tháng 7 năm 1941, OKW có chỉ thị số 34 thay đổi cách thức tấn công trên hướng Leningrad. Chỉ thị này có đoạn viết:

1) Để tiếp tục cuộc tấn công tại khu vực phía bắc của Mặt trận phía Đông theo hướng Leningrad, các đòn công kích chính nhằm vào khu vực giữa Narva và hồ Ilmen để bao vây Leningrad và thiết lập liên lạc với quân đội Phần Lan.3) Cuộc tấn công này phải đạt được chiều sâu từ phía bắc và phía nam của hồ Ilmen. Việc tấn công thọc sâu ở phía đông bắc đến tuyến Volkhov là cần thiết để che chở cho các quân đoàn cánh phải tiến về phía bắc từ hồ Ilmen. Trước mắt, cần khôi phục lại tình hình trong cung lớn. Tất cả các lực lượng không tham gia tấn công ở phía Nam hồ Ilmen cần được chuyển giao cho cụm quân tấn công trên sườn phía Bắc. Tập đoàn quân xe tăng 3 cần được nhanh chóng phục hồi đầy đủ khả năng chiến đấu và sẵn sàng hành động theo kế hoạch trên vùng đồi Valday.3) Thay vào đó, quân đội bên cánh trái của Cụm tập đoàn quân "Trung tâm" cũng di chuyển theo hướng đông bắc với chiều sâu tương đương để khép chặt với cánh phải của Cụm tập đoàn quân "Bắc".OKW.[4]

Hệ quả của sự thay đổi nhiệm vụ này là Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) phải bố trí lại lực lượng trên hướng Leningrad. Đến nửa đầu tháng 8 năm 1941, Cụm tập đoàn quân này đã tập hợp được ba cánh quân xung kích để tấn công trên hướng Leningrad:[11]

  • Cánh quân "Shimsk" gồm có:
    • Quân đoàn dã chiến 1 có các sư đoàn bộ binh 11, 22 và một phần sư đoàn 126.
    • Quân đoàn dã chiến 28 có các sư đoàn bộ binh 121, 122 và Sư đoàn cơ giới SS "Totenkopf".
    • Lực lượng dự bị của cụm quân: Sư đoàn bộ binh 96.
  • Cánh quân "Luga" gồm có:
    • Quân đoàn cơ giới 56 có Sư đoàn cơ giới 3, Sư đoàn bộ binh 269 và Sư đoàn bộ binh SS "Polizei".
  • Cánh quân "Bắc" gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 41 có các sư đoàn xe tăng 1, 6, 8, Sư đoàn cơ giới 36 và Sư đoàn bộ binh 1.
    • Quân đoàn bộ binh 38 mới có Sư đoàn bộ binh 58 tiếp cận chiến trường.

Tập đoàn quân không quân 8 của tướng Wolfram von Rihtgoffen có khoảng 400 máy bay sẽ yểm hộ từ trên không cho cuộc tấn công.

Quân đội Liên Xô

Pháo phòng không bảo vệ Leningrad, năm 1941

Binh lực

Cánh quân Leningrad của Phương diện quân Bắc do thiếu tướng P. P. Sobennikov (đến ngày 8 tháng 8), nguyên soái K. E. Voroshilov lần lượt chỉ huy; đến ngày 27 tháng 8 đổi thành Phương diện quân Leningrad do trung tướng M. M. Popov (đến ngày 5 tháng 9), nguyên soái K. E. Voroshilov (đến 12 tháng 9) và đại tướng G. K. Zhukov (đến 7 tháng 10 năm 1941) lần lượt chỉ huy. Biên chế lực lượng của Liên Xô luôn thay đổi qua từng chiến dịch nhỏ và từng trận đánh. Các đơn vị sau đây đã tham gia hoạt động trong Chiến dịch phòng thủ chiến lược Leningrad từ ngày 10 tháng 7 đến 30 tháng 9 năm 1941:

Tham gia toàn bộ chiến dịch:

  • Tập đoàn quân 8 do thiếu tướng F. S. Ivanov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Đầu chiến dịch:
      • Quân đoàn 10 do Thiếu tướng I. F. Nikolayev chỉ huy, gồm các sư đoàn bộ binh 10, 90 và Sư đoàn cơ giới 22 (NKVD). Đến ngày 1 tháng 8, quân đoàn này chỉ còn các sư đoàn bộ binh 10 và 11.
      • Quân đoàn 11 do Thiếu tướng M. S. Sumilov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 48, 125 và lữ đoàn bộ binh 3. Đến ngày 25 tháng 8, quân đoàn này bị giải thể.
      • Quân đoàn cơ giới 12 do các đại tá Villi Yanovich Grinberg (đến 13 tháng 7) và Ivan Terentyevich Korovnikov chỉ huy gồm các sư đoàn xe tăng 23, 28 và Sư đoàn cơ giới 202. Đến ngày 1 tháng 8 năm 1941, đơn vị này được rút ra khỏi chiến dịch.
      • Các sư đoàn độc lập: 11, 67, 118, 268 và Sư đoàn cơ giới 2 NKVD (từ ngày 1 tháng 8).
    • Cuối chiến dịch: Đến ngày 1 tháng 9, Tập đoàn quân 8 được tổ chức lại. Cấp chỉ huy quân đoàn bị bãi bỏ. Tập đoàn quân 8 gồm các sư đoàn bộ binh 11, 48, 118, 125, 191, 268, Trung đoàn Latvia 76, Tiểu đoàn súng máy độc lập 266.
  • Tập đoàn quân 11 do trung tướng V. I. Morozov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Đầu chiến dịch:
      • Quân đoàn bộ binh 16 do thiếu tướng M. M. Ivanov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 70 và 237; bị giải thể ngày 14 tháng 8 năm 1941.
      • Quân đoàn bộ binh 22 do thiếu tướng A. S. Ksenofontov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 180 và 182, bị giải thể ngày 22 tháng 8 năm 1941.
      • Quân đoàn bộ binh 41 do thiếu tướng A. N. Astanin chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 111, 118 và 237; bị giải thể ngày 17 tháng 9 năm 1941.
      • Quân đoàn cơ giới 1 do thiếu tướng M. L. Chernyavsky chỉ huy gồm Sư đoàn xe tăng 3, Sư đoàn cơ giới 163 và trung đoàn cơ giới độc lập 5; bị giải thể ngày 17 tháng 8 năm 1941.
    • Cuối chiến dịch: Từ ngày 1 tháng 9 năm 1941, cấp quân đoàn bị giải thể, Tập đoàn quân 11 gồm các sư đoàn bộ binh 180, 182, 183, 202, 254, Sư đoàn cơ giới 21, các tiểu đoàn xe tăng độc lập 87 và 110.
  • Tập đoàn quân 27 do thiếu tướng N. E. Berzarin chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Đầu chiến dịch:
      • Quân đoàn bộ binh 24 do thiếu tướng K. M. Kachanov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 128 và 181, giải thể ngày 1 tháng 9 năm 1941.
      • Quân đoàn bộ binh 29 do thiếu tướng A. G. Samokhin chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 5, 126 và 188, giải thể ngày 29 tháng 9 năm 1941.
      • Quân đoàn bộ binh 65 do thiếu tướng K. V. Komissarov chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 23 và 33, giải thể ngày 30 tháng 8 năm 1941.
      • Quân đoàn đổ bộ đường không 5 do thiếu tướng S. S. Guryev chỉ huy gồm các sư đoàn dù 9, 10 và 201.
      • Quân đoàn cơ giới 27 do thiếu tướng D. D. Lelyushenko chỉ huy, gồm các sư đoàn xe tăng 42 và 46, các sư đoàn cơ giới 84 và 185; giải thể ngày 5 tháng 9 năm 1941.
    • Cuối chiến dịch: Từ ngày 1 tháng 9 năm 1941, cấp chỉ huy quân đoàn bị giải thể, tập đoàn quân trực tiếp chỉ huy các sư đoàn bộ binh 5, 23, 181, 185, 188, 256 và Trung đoàn cảnh vệ 37 NKVD.
  • Cụm chiến dịch Luga do Thiếu tướng A. N. Astanin chỉ huy (Giải thể ngày 25 tháng 8 năm 1941). Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Quân đoàn 41 (gồm các sư đoàn 111, 177 và 235); Trung đoàn 1 của Sư đoàn dân quân 3, các tiểu đoàn súng máy độc lập 260 và 262.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 541 và Lữ đoàn pháo binh khu vực Luga (không có phiên hiệu).
    • Thiết giáp: Sư đoàn xe tăng 24.
  • Cụm chiến dịch Kingisepp do thiếu tướng Vladimir Vasilyevich Semashko chỉ huy (Giải thể ngày 25 tháng 8 năm 1941). Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 90 và 191; các sư đoàn dân quân 2 và 4; Trung đoàn học viên trường bộ binh S. M. Kirov, Cụm phòng thủ số 21.
    • Pháo binh: Các trung đoàn pháo chống tăng 14 và 94; Trung đoàn pháo nòng dài 519.
    • Thiết giáp: Sư đoàn xe tăng 1; Đoàn tàu hỏa bọc thép 60.
  • Hạm đội Baltic do đô đốc V. F. Tributs chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Căn cứ hải quân: Kronstadt, các cụm căn cứ đặc nhiệm 1 và 2.
    • Tàu nổi: Các thiết giáp hạm "Marat" và "Cách mạng tháng Mười'", các tuần dương hạm "Kirov", "Petropavlovsk" và "Maksim Gorky"; các lữ đoàn tàu khu trục 1, 2, 3, 4, 5; Lữ đoàn tàu pháo 1; các Lữ đoàn tàu phóng lôi 1, 2, 3.
    • Tàu ngầm: Lữ đoàn 1 (13 tàu), Lữ đoàn 2 (18 tàu), Lữ đoàn 9 (15 tàu), Lữ đoàn huấn luyện (10 tàu).
    • Không quân hạm đội: Các sư đoàn hỗn hợp 8 và 10, Sư đoàn tiêm kích 61, Trung đoàn tiêm kích 15, các phi đội đặc nhiệm.
    • Hải quân đánh bộ: Lữ đoàn Hải quân đánh bộ đặc nhiệm 1; các lữ đoàn hải quân đánh bộ 2, 3, 4, 5, 6, 7 và Lữ đoàn huấn luyện Kursantsk.
    • Pháo binh bờ biển, pháo đường sắt và pháo phòng không: Trung đoàn pháo bờ biển 101, các đoàn tàu bọc thép Sô 7 "Baltic" và số 8 "Tổ Quốc" lắp đặt pháo tầm xa hạng nặng; các trung đoàn pháo phòng không 2, 3, 4, 5, 8.

Tham gia giai đoạn hai của chiến dịch:

  • Tập đoàn quân 34 do Lữ đoàn trưởng (tương đương đại tá) N. N. Pronin, thiếu tướng K. M. Kachanov và thiếu tướng P. F. Alferyev lần lượt chỉ huy; thành phần tham gia giai đoạn hai của chiến dịch gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 163, 245, 257, 259 và 262.
    • Kỵ binh: Sư đoàn 25.
    • Thiết giáp: Trung đoàn cơ giới 3, các tiểu đoàn xe tăng độc lập 108 và 112.
    • Pháo binh: Các trung đoàn 264 và 270.
  • Tập đoàn quân 42 do thiếu tướng V. I. Shcherbakov, trung tướng F. S. Ivanov và thiếu tướng I. I. Fedyuninsky lần lượt chỉ huy; thành phần tham gia giai đoạn hai của chiến dịch gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn đoàn cận vệ tình nguyện 2, 3 và Cụm phòng thủ Krasnogvardiysky.
    • Pháo binh: Các trung đoàn 51, 690 và 704.
  • Tập đoàn quân 48 do các trung tướng S. D. AkimovM. A. Antonyuc lần lượt chỉ huy; giải thể ngày 14 tháng 9 năm 1941 (thực tế đã tan rã từ ngày 16 tháng 8). Thành phần tham gia giai đoạn 2 của chiến dịch gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 128 và 311, Lữ đoàn bộ binh sơn chiến 1 và trung đoàn độc lập 170.
    • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo 541.
    • Thiết giáp: Sư đoàn xe tăng 21.
  • Tập đoàn quân 52 (độc lập) do trung tướng N. M. Krylov chỉ huy, tham gia giai đoạn cuối chiến dịch (từ ngày 25 tháng 8). Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 267, 285, 288, 292, 312, 314 và 316.
    • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo 442, Trung đoàn pháo chống tăng 884.
  • Tập đoàn quân 55 do thiếu tướng I. G. Lazarev chỉ huy, tham gia giai đoạn cuối chiến dịch từ ngày 1 tháng 9 năm 1941. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các sư đoàn 70, 90, 168 và 237; các sư đoàn dân quân 1 và 4; Trung đoàn 2 của Sư đoàn dân quân 3.
    • Pháo binh: Lữ đoàn pháo chống tăng 14, Trung đoàn lựu pháo 24 và Tiểu đoàn súng cối độc lập 47.
    • Thiết giáp: Các tiểu đoàn xe tăng 84 và 88 (độc lập).
  • Cụm chiến dịch Neva do trung tướng P. S. Pshennikov chỉ huy, tham gia giai đoạn cuối chiến dịch từ ngày 22 tháng 9 năm 1941. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Sư đoàn bộ binh 115, Sư đoàn cảnh vệ 1 NKVD; Lữ đoàn hải quân đánh bộ 4, các tiểu đoàn 1, 4, 5 của Bộ chỉ huy thành phố Leningrad.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo nòng dài 1577; Trung đoàn lựu pháo 230; Tiểu đoàn pháo chống tăng 24 (độc lập); tiểu đoàn súng cối 20.
  • Cụm chiến dịch Novgorod 1 do trung tướng Stepan Dmitryevich Akimov chỉ huy, tham gia chiến dịch từ ngày 31 tháng 7, đến ngày 6 tháng 8 năm 1941 được tổ chức thành Tập đoàn quân 48.
  • Cụm chiến dịch Novgorod 2 do thiếu tướng I. T. Korovnikov chỉ huy, tham gia chiến dịch từ ngày 16 tháng 8 năm 1941. Thành phần gồm tàn quân của Tập đoàn quân 48 và Sư đoàn xe tăng 28.
  • Lực lượng của Bộ chỉ huy quân sự thành phố Leningrad gồm 4 sư đoàn tình nguyện.
  • Phần còn lại của Phương diện quân Tây Bắc (cũ) gồm Sư đoàn bộ binh 16, Lữ đoàn sơn chiến 1, các khu phòng thủ 25, 46 và Staraya Russa.

Kế hoạch

Quân đội Liên Xô cố gắng tập hợp lại tàn quân vừa rút lui từ mặt trận vùng Baltic về và huy động thêm quân dự bị để lập phòng tuyến Luga, bảo vệ từ xa cho Leningrad. Nòng cốt của lực lượng này là Sư đoàn xe tăng 1 thuộc Quân đoàn cơ giới 1 và các sư đoàn xe tăng 21, 24 thuộc Quân đoàn cơ giới 10 được chuyển từ eo đất Karelia sang hướng Luga. Quân đội Liên Xô cũng bố trí bốn cụm phòng thủ:[12]

  • Cụm "Kingisepp" gồm có:
    • Quân đoàn 2 do thiếu tướng Vladimir Semashko chỉ huy gồm các sư đoàn bộ binh 80, 118 và 191.
    • Quân đoàn 4 do thiếu tướng Sergei Kirov chỉ huy gồm Sư đoàn xe tăng 1, Sư đoàn bảo vệ bờ biển của Hạm đội Baltic và Sư đoàn học viên Trường quân sự Leningrad.
  • Cụm phòng thủ "Luga" do thiếu tướng A. N. Astanin chỉ huy gồm Sư đoàn xe tăng 24 và các sư đoàn bộ binh 111, 177 và 235.
  • Cụm phòng thủ phía Đông do Thiếu tướng F. N. Starikov chỉ huy gồm Sư đoàn xe tăng 21, các sư đoàn bộ binh 70, 128, 237, các sư đoàn tình nguyện Leningrad 1 và 2.
  • Cụm phòng thủ "Novgorod" do thiếu tướng S. D. Akimov chỉ huy gồm Sư đoàn đặc nhiệm "Novgorod" và Sư đoàn dự bị của mặt trận (chưa có phiên hiệu).

Một cụm không quân Liên Xô được gấp rút thành lập để yểm hộ cho mặt trận Luga nhưng tất cả chỉ có 21 máy bay các loại bao gồm 10 máy bay tiêm kích, 7 máy bay cường kích và 4 máy bay ném bom. Trên tuyến phòng thủ Luga dài 250 km, quân đội Đức Quốc xã chiếm ưu thế hơn quân đội Liên Xô gấm 1,5 lần về người, gấp 3 lần về pháo, súng cối và gấp 2 lần về xe tăng.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_phòng_ngự_chiến_lược_Leningrad http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1941NW... http://rus-sky.com/history/library/w/w06.htm#_Toc5... http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/db/halder/1941_07.html http://militera.lib.ru/db/halder/1941_09.html http://militera.lib.ru/h/1941/03.html http://militera.lib.ru/h/isaev_av5/01.html http://militera.lib.ru/h/kovalchuk_vm/01.html http://militera.lib.ru/h/leningrad/01.html